Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người thường nhắc đến khái niệm cơ sở hạ tầng, nhưng mọi người có thực sự hiểu được cơ sở hạ tầng là gì không? Cơ sở đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, gắn liền mật thiết với sự phát triển của xã hội con người. Vậy cụ thể cơ sở hạ tầng là gì chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Cơ sở hạ tầng là gì?
Khái niệm cơ sở hạ tầng gì là? Cơ sở hạ tầng được hiểu là những điều kiện vật chất, kỹ thuật,… tồn tại trong xã hội, môi trường được dùng để phục vụ mọi hoạt động đời sống, sản xuất của con người. Đây là một thuật ngữ tổng hợp dùng để chỉ những bộ phận kết cấu, những nền tảng cơ bản cho việc phát triển kinh tế, xã hội.
Xét về hình thái, cơ sở hạ tầng là tất cả những tài sản hữu hình bao gồm cầu cống, đường xá, các công trình công cộng, hệ thống thủy lợi, lực lượng lao động tri thức và các công trình hạ tầng kỹ thuật,… Dựa trên những cơ sở có sẵn, các hoạt động văn hóa, xã hội, kinh tế luôn được phát triển và duy trì bài bản. Đây cũng chính là những công trình thuộc hạ tầng cơ sở hoặc hạ tầng xã hội theo quy định tại Quy chuẩn xây dựng Việt Nam do Bộ xây dựng ban hành – QCXDVN 01:2008/BXD.
Xét về phương diện kinh tế hàng hóa, cơ sở hạ tầng là một loại hàng hóa công cộng, được dùng để phục vụ cho lợi ích toàn xã hội.
Xét về phương diện đầu tư, cơ sở hạ tầng là sản phẩm và kết quả của quá trình đầu tư được gom lại qua nhiều thế hệ. Nó được xem là một bộ phận giá trí, tiết kiệm của quốc gia, được đầu tư để đáp ứng mọi yêu cầu và mục tiêu phát triển về mọi mặt của đất nước.
Phân loại cơ sở hạ tầng
Lĩnh vực kinh tế – xã hội
- Cơ sở hạ tầng kinh tế là một trong những bộ phận thuộc các ngành phục vụ quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông hàng hóa, bao gồm: giao thông vận tải, thủy lợi, hệ thống đường xá, sân bay, bến cảng, cấp thoát nước,…
- Cơ sở hạ tầng xã hội là một bộ phận thuộc lĩnh vực đảm bảo điều kiện chung cho hoạt động phát triển văn hóa – xã hội – đời sống của con người với các ngành như giáo dục, y tế, công trình cộng đồng,….
- Cơ sở hạ tầng môi trường là một bộ phận thuộc lĩnh vực phục vụ việc giữ gìn, bảo vệ và cải tạo môi trường sống gồm các công trình bảo vệ rừng, biển, công trình phòng chống thiên tai, hệ thống xử lý chất thải công nghiệp,….
- Cơ sở hạ tầng an ninh quốc phòng là bộ phận đảm bảo những điều kiện vật chất và kỹ thuật chung cho lĩnh vực an ninh, quốc phòng gồm hệ thống cơ sở vật chất sản xuất, bảo quản, bảo dưỡng vũ trang, vũ khí, khí tài,…
Các ngành kinh tế quốc dân
Theo các ngành kinh tế quốc dân, cơ sở hạ tầng được chia thành: cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, năng lượng, bưu chính, thủy lợi, xây dựng, văn hóa xã hội, giáo dục, y tế,…
Cơ sở hạ tầng trong xây dựng là gì? Cơ sở hạ tầng xây dựng bao gồm hầu hết cơ sở hạ tầng còn lại, có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện và thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội.
Vùng lãnh thổ – khu vực dân cư
Dựa trên tiêu chí về vùng lãnh thổ và khu vực dân cư, cơ sở hạ tầng được chia thành: cơ sở hạ tầng nông thôn, cơ sở hạ tầng đô thị, cơ sở hạ tầng đồng bằng, cơ sở hạ tầng kinh tế biển,…
Theo cấp quản lý
Cơ sở hạ tầng chia thành các cấp do địa phương quản lý, do trung ương quản lý như:
- Do trung ương quản lý: cơ sở hạ tầng có quy mô lớn như hệ thống đường sắt, đường quốc lộ, bến cảng, sân bay,…
- Do địa phương quản lý: cơ sở hạ tầng do tỉnh/huyện/xã quản lý như kênh rạch, cầu đường, y tế, văn hóa, giáo dục,…
Với cách phân chia này, nhà nước xác định được rõ trách nhiệm cũng như nâng cao tính chủ động của các cấp trong khai thác tối đa nguồn vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng ở từng địa phương. Đồng thời, nhờ đó để đề ra các biện pháp quản lý và sử dụng tốt cơ sở hạ tầng thuộc phạm vi quản lý.
Tính chất – đặc điểm
Theo tính chất và đặc điểm, cơ sở hạ tầng được chia thành:
- Cơ sở hạ tầng mang hình thái vật chất bao gồm các công trình giao thông, kênh rạch, trường học, y tế, cơ sở quốc phòng an ninh, hệ thống điện,….
- Cơ sở hạ tầng mang hình thái phi vật chất gồm hệ thống thiết chế xã hội, cơ chế hoạt động, thủ tục hành chính, an ninh trật tự,… Đây đều là những yếu tố liên quan đến điều kiện và môi trường phục vụ cho các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội.
Kiến trúc thượng tầng là gì?
Kiến trúc thượng tầng là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu của các hình thái ý thức xã hội cùng những thiết chế chính trị – xã hội tương ứng được hình thành dựa trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
Kết cấu của kiến trúc thượng tầng tương đối phức tạp, có thể được phân tích từ nhiều giác độ khác nhau. Từ đó thể hiện mối quan hệ đan xen và chi phối lẫn nhau giữa chúng. Kiến trúc thượng tầng gồm: hệ thống các ý thức xã hội và các thiết kế tương ứng với chúng.
Trong xã hội hiện đại, tổ chức chính đảng và nhà nước là 2 tổ chức và thiết chế quan trọng nhất trong hệ thống kiến trúc thượng tầng. Trên danh nghĩa, nhà nước là tổ chức đại diện cho quyền lực chung của xã hội để điều khiển và quản lý mọi hoạt động của công dân trong xã hội, thực hiện chức năng chính trị cũng như chức năng xã hội, đối nội, đối ngoại của quốc gia.
Thực chất, bất cứ nhà nước nào cũng được xem là công cụ quyền lực để thực hiện chuyên chính của giai cấp nắm giữ tư liệu sản xuất (hay còn gọi là giai cấp thống trị). Nó là chủ thể thực sự đại diện cho quyền lực nhà nước.
Tổng kết
Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu thêm về cơ sở hạ tầng là gì? và hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Hai khái niệm tưởng chừng như khác biệt nhưng lại có mối quan hệ mật thiết, gắn liền với nhau. Chúng là cơ sở cốt lõi cho sự phát triển bền vững kinh tế, văn hóa, xã hội của một quốc gia.